VÒNG TRÒN CỦA JUANITO – Juanito’s Circle
Tác giả Victoria Olivetta
Vào một ngày đẹp trời, Juanito đến khu phố của chúng tôi. Tính tình của nó vui nhộn và dễ chịu, bộ lông hơi đỏ, đôi mắt lấp lánh—và tiếng sủa thân thiện. Vào mùa hè, sân và vườn phía trước nhà chúng tôi trở nên sinh động hẵn với những cây cối rất đẹp, những bông hoa sặc sỡ, và cả một thảm cỏ xanh tươi tốt. Tôi thích trốn ra vườn vào những buổi trưa nắng. Thế là tôi ở cùng hai con mèo Thái, chúng ăn cỏ và chơi gần cửa ra vào. Cho đến khi, Juanito đến. Tôi cảm thấy bực bội vì sự xuất hiện của nó quấy rầy thời gian của tôi ở cùng với hai chú mèo trong vườn. Bất cứ lúc nào tôi rời khỏi nhà, Juanito luôn có mặt chào tôi với thái độ vui mừng cùng với đôi mắt lấp lánh, nhưng tôi luôn đuổi nó đi chỗ khác. |
By Victoria Olivetta
One fine day, Juanito moved into our neighborhood. He had a jolly, easygoing manner, reddish hair, sparkling eyes—and a hearty bark. In the summer, the yard and garden in front of our house come alive with beautiful plants, bright flowers, and a lush green carpet of grass. I’ve always enjoyed escaping to the garden on sunny afternoons. So have my two Siamese cats, which eat grass and play near our door. Until Juanito arrived. I quickly came to resent him, because his presence interfered with my times in the garden with my two feline friends. Whenever I would leave the house, Juanito would be there to greet me with that cheerful disposition and those sparkling eyes, but I would shoo him away. |
Một ngày nọ, tôi dành thời gian ít phút để cầu nguyện và thật ngạc nhiên khi Chúa Giê-su nhìn Juanito theo cách khác tôi. Đúng vậy, Juanito là một chú chó đi lạc, nhưng là một chú chó đi lạc đáng yêu và hiền lành. Chẳng hạn như nó không mất nhiều thời gian để biết ai ở nhà nào, và mỗi khi có người hàng xóm nào hoặc tôi về nhà, nó mừng đón và hộ tống chúng tôi đến cửa. Nhưng nếu không có người hàng xóm nào tốt bụng, thì nó sẽ đói trong thời gian dài. Chúng tôi cần phải chăm sóc Juanito, Chúa Giê-su đã kết luận, bởi vì nó cần chúng tôi. Vì thế, tôi bắt đầu để dành những khúc xương và những mẩu thức ăn thừa cho nó, và nó luôn vui mừng và biết ơn về bất cứ thứ gì có được. Vào một buổi trưa đẹp trời, Juanito không lẩn quẩn xung quanh, hoặc có vẻ như thế, vì thế, tôi dẫn hai con mèo ra vườn. Trong khi chúng chơi đùa, tôi nhìn thấy nó đang nằm dưới những bụi cây gần nơi tôi và những con mèo. Nó nhìn thấy hai con mèo và tôi có thể nói được nó đang nghĩ gì, nhưng trước khi chúng nhìn thấy nó, nó nhìn thẳng vào mắt tôi và lại nằm xuống. Khoảnh khắc khi nó nhìn tôi, dường như nó muốn nói: “Đừng lo lắng, chúng ta là bạn!” Hai con mèo tiếp tục chơi một lúc và chúng tôi trở vào trong nhà mà không có việc rắc rối gì. Tôi đã vẽ một vòng tròn loại trừ Juanito ra ngoài, nhưng nó đã vẽ một vòng tròn bao gồm cả chúng tôi trong đó—một vòng tròn của tình bạn, sự tôn trọng và sự chấp nhận. Buổi trưa hôm ấy, tôi suy nghĩ về những thái độ và những hành động của tôi đối với những người khác sau khi xem xét lại bài học học được từ Juanito. Khi những sự bất đồng nảy sinh, tôi có khuynh hướng vẽ những vòng tròn đẩy mọi người ra ngoài, hay những vòng tròn mang họ vào trong? Khi Thiên Chúa gửi Con Một Duy Nhất của Ngài, là Đức Giê-su đến thế gian để biểu lộ tình yêu của Ngài cho chúng ta, Ngài đã vẽ một vòng tròn đủ rộng để bao gồm tất cả chúng ta, bất chấp tội lỗi và thiếu xót của chúng ta. Liệu tôi có thể có tình yêu như thế không? HÃY XÂY NHỮNG CHIẾC CẦU, KHÔNG PHẢI NHỮNG BỨC TƯỜNG Có lời nói rằng con người cô đơn bởi vì họ xây những bức tường thay vì là những chiếc cầu. Rất đúng! Hầu hết mọi người thường hay ích kỷ một chút. Bản chất của con người là “tìm vị trí số một”, đặt những nhu cầu, những ao ước của mình lên trên những nhu cầu của người khác. Rất dễ bị cuốn vào trong cuộc sống và những vấn đề của chính con, nhưng khi con làm như thế, chính là con đang tạo ra một vấn đề lớn hơn do con tự tách mình khỏi những điều tuyệt vời trong cuộc sống và tách mình ra khỏi rất nhiều người tuyệt vời. Khi con xây những chiếc cầu bằng cách vươn ra và nối kết với người khác, điều ấy có thể làm tăng thêm một ít những điều phức tạp và khó khăn, nhưng trở ngại là xứng đáng bởi vì nó cũng mang đến sự ấm áp, tình bạn, tình yêu, và những ơn lành khác trong cuộc sống của con. Đó chính là vấn đề của thái độ sẵn sàng khoan dung và tha thứ, và nó đòi hỏi sự nổ lực, kiên nhẫn, và kiên trì. Chiếc cầu không thể tự nó xây nên, và đôi khi, ban đầu, mọi người không tha thiết gì khi nhìn thấy con xây chiếc cầu về hướng họ. Nhưng nếu mọi người kẹt trong cách suy nghĩ tôi là trước tiên và chỉ xây những bức tường, thế giới sẽ là một nơi cô đơn kinh khủng. Xây dựng một chiếc cầu bắt đầu bằng một lời cầu nguyện xin tình yêu và sự thông hiểu và xin Ta giúp con thay đổi những mặt khác cần thay đổi. Khi con bắt đầu suy nghĩ về những gì người khác cần và muốn, như thế, cơ cấu đã sẵn sàng hoạt động. Và rồi chiếc cầu ấy phát triển mạnh hơn một chút mỗi khi con cho đi chính mình cho một người khó tiếp cận. Có thể ban đầu cần một chút can đảm để bước qua chiếc cầu ấy, khi con không biết chắc chiếc cầu ấy chắc chắn đến đâu, hoặc không biết con sẽ nhận được gì ở phía bên kia cây cầu, nhưng con sẽ vui mừng vì điều mình đã làm. Ta sẽ ban ơn cho mỗi một hành động không nghĩ đến lợi ích bản thân, và khen ngợi mỗi một bước đi mà con thực hiện để đến với người khác. |
Then one day I took a few minutes to pray about the situation, and I was surprised to find that Jesus saw Juanito quite differently than I did. Yes, Juanito was just a stray, but he was a loving and loveable stray. It hadn’t taken him long, for example, to learn who lived in which house, and whenever any of my neighbors or I came home, he would greet and escort us to our door. But if it hadn’t been for the kindness of some of my neighbors, he would have starved long ago. We needed to care for Juanito, Jesus concluded, because he needed us. So I started saving bones and scraps for him, and he was always happy and thankful for whatever he got. One beautiful afternoon Juanito wasn’t around, or so it seemed, so I took my cats out to the garden. While they were playing, I spotted him lying down under some bushes not far from where the cats and I were. He saw them and I could tell what he was thinking, but before they saw him he looked directly into my eyes and lay down again. In that instant when he looked at me, he seemed to say, “Don’t worry, we’re friends!” The cats continued to play for a while and we went back inside without an incident. I had drawn a circle that had excluded Juanito, but he drew a circle that included us—a circle of friendship, respect, and acceptance. That afternoon I thought about my attitudes and behavior toward others in light of that lesson I’d learned from Juanito. When differences arose, did I tend to draw circles that shut others out, or circles that brought them in? When God sent His only Son, Jesus, into the world to show us His love, He drew a circle wide enough to include us all, in spite of our sins and shortcomings. Could I have such love? Build Bridges, Not Walls It’s been said that people are lonely because they build walls instead of bridges. How true! Most people tend to be a little selfish. It’s human nature to “look out for number one,” to put your own needs and desires before the needs of others. It’s easy enough to get caught up in your own life and problems, but when you do that, you’re creating a bigger problem by closing yourself off to many wonderful things in life and many wonderful people. When you build bridges by reaching out to and connecting with others, it may add a few problems and complications, but it’s worth the trouble because it also brings warmth, friendship, love, and other blessings into your life. It is a matter of give and take, and it does require some effort, patience, and perseverance. The bridge doesn’t build itself, and sometimes others aren’t at first so keen to see you building in their direction. But if everyone got stuck in the me-first mentality and built nothing but walls, the world would be a terribly lonely place. Building a bridge begins with a prayer for love and understanding and for Me to help you change in other areas as needed. When you begin to think in terms of what others want and need, the framework is in place. Then that bridge grows a little stronger each time you give of yourself to that hard-to-reach person. It might take a little courage to cross that bridge the first time, when you’re not sure how well it’s going to hold or how you’ll be received on the other side, but you’ll be glad you did. I will bless every unselfish act, and honor every step you take to reach out to another. R 395 |