NHỮNG NGƯỜI BẮT CHUỘT – Rat Catchers
Tác giả Curtis Peter Van Gorder
Đối với nhiều người trong chúng ta, chuột là tượng trưng cho những điều tai ương, được dùng để diễn tả ai đó hoặc điều gì đó đáng ghét, ví dụ như “Ngươi là con chuột bẩn thỉu” hoặc “Tôi nghe thấy mùi chuột.” Chuột nổi tiếng về dịch bệnh và bẩn thỉu, và hoàn toàn đúng; chúng có thể mang hơn 30 loại bệnh chết người khác nhau. Ngoài mối đe dọa về sức khỏe, chúng còn gậm nhấm dây điện gây thiệt hại hao tốn. Một phần tư số dây điện đứt và những vụ hỏa hoạn có nguyên nhân do điện là do chuột gây ra. Ở Ấn Độ, ước tính chuột ăn mất một phần tư vụ mùa—đủ nuôi cả đất nước trong vòng 3 tháng. Chuột ăn 7,7 triệu tấn gạo ở Trung Quốc vào năm 2006. |
By Curtis Peter van Gorder
For many of us, rats are a metaphor for evil, used to describe someone or something hated, as in “You dirty rat” or “I smell a rat.” Rats have a reputation for disease and filth, and rightfully so; they can carry over 30 different deadly diseases. Besides being a health menace, they also have become a costly nuisance by their incessant chewing of electrical cables. About a quarter of all cable breaks and electrical fires are caused by rats. In India it has been estimated that rats eat one fourth of the crops—enough to feed the entire country for three months. Rats ate 7.7 million tons of rice in China in 2006. |
Nhưng không phải ai cũng ghét chuột. Nửa triệu người ở Mỹ nuôi chuột như là thú cưng. Ở Ghana một nửa số thịt chế biến trong nước là thịt chuột. Ở Ấn Độ và Đông Nam Á, thịt chuột cũng là một nguồn thức ăn quan trọng. Ở Rajasthan, Ấn Độ, có một đền thờ chỉ để thờ chuột.
Cho dù bạn thích hay ghét chúng, bạn phải thừa nhận rằng chuột rất nhiều. Chuột là thảm họa cho thành phố. Ở những nơi không có động vật ăn thịt, số lượng của nó tăng lên rất nhanh. Sau năm tuần, chúng có thể sinh sản, và một con cái và con của nó có thể sinh sản hơn 2000 con mỗi năm. Quá nhiều! Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới ước tính rằng chuột còn đông hơn cả dân số thế giới. Làm thế nào diệt thứ không ai mong muốn? Chỉ có thuốc độc vẫn không đủ, bởi vì nếu có thức ăn khác dư dãi, thì chuột sẽ không đói đến nỗi mò tới ăn thuốc độc. Để diệt những con vật gây hại này, bạn phải giảm lượng rác, thức ăn nuôi sống chúng. Ở Ấn Độ, số lượng chuột nhiều đến kinh hoàng, đã có một vài câu chuyện thành công. Ví dụ như câu chuyện về Berham Harda, một người đàn ông 55 tuổi. Berham từ bỏ công việc của một diễn viên múa Bollywood nhiều triển vọng để trở thành một người bắt chuột ở Mumbai. Căn cứ vào sổ sách ghi lại của ông, trong một năm, đội của ông giết được 114.719 con chuột. Trong khi đó, ở một thành phố khác của Ấn Độ với khoảng cùng diện tích, con số thống kê về việc bắt chuột lại cho thấy một câu chuyện khác. Trong vòng 10 năm, đội bắt chuột của chính phủ gồm 97 “chuyên gia” không bắt được một con chuột nào cả. Điều gì đã làm nên sự khác biệt? Một lý do khiến đội Mumbai thành công chính là những người bắt chuột của đội chính là luôn chủ động tấn công. Berham làm mồi đặc biệt gồm tỏi và tương ớt có tẩm thuốc độc. Mỗi ngày, ông đều giao cho những chủ cửa tiệm những cái bẫy chuột mới, và thu lượm lại những cái bẫy cũ qua ngày với những con chuột bị sập bẫy đêm qua. Ông cũng không ngừng yêu cầu đòi có những chiếc máy nghiền rác với công xuất cao và cách quản lý việc vứt bỏ rác tốt hơn. Merham và đội của ông là những anh hùng không được xướng tên ca ngợi nhưng không hề gì đối với ông. Ông hiểu rõ tầm quan trọng công việc của ông, và ông đặt trọn tất cả vào trong công việc. Nhiệt huyết của ông lan truyền sang những người trong đội của ông. Ngược lại, ở thành phố khác, sự thiếu hiệu quả của đội bắt chuột có thể là do thiếu sự quan tâm thật sự và thờ ơ nhiều hơn. Hoặc có thể những người bắt chuột ngại tự đặt mình vào hoàn cảnh mất việc nếu họ diệt được quá nhiều chuột. Có thể bạn sẽ nói: tất cả những câu chuyện này rất thú vị, nhưng làm thế nào bạn có thể áp dụng bài học của những người bắt chuột, trong khi bạn không làm nghề bắt chuột? Tất cả chúng ta đều đối mặt với những vấn đề mỗi ngày. Nếu chúng ta muốn vượt qua chúng, giống như những người bắt chuột ở Mumbai, chúng ta phải không ngừng chiến đấu; chúng ta phải giải quyết những vấn đề của chúng ta một cách trực tiếp và thật chủ động. Nguyên tắc này được áp dụng cho mọi khía cạnh trong cuộc sống chúng ta—thể chất, tâm thần, cảm xúc và tinh thần. “Chiến đấu trong cuộc chiến cao đẹp.” (1 Ti-mô-thê 6:12). “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu không sờn lòng” (Ga-lát 6:9). Bạn sẽ không thể dành chiến thắng trong mọi cuộc đối đầu, nhưng bạn ở bên phe thắng cuộc, và nếu bạn ở gần với thủ lĩnh đội diệt chuột, Đức Giê-su, và làm theo những chỉ dẫn của Ngài, bạn sẽ dành được nhiều chiến thắng hơn là thất bại. “Bí quyết chính là biết kẻ thù. Bạn chỉ có thể thành công trong công việc này nếu bạn có thể tưởng tượng mình chính là con chuột. Đây chính là một cuộc chiến.” —Deepark R. Adsul, pest-control officer in Mubai, India. |
But not everybody hates rats. Half a million people in the U.S. own rats or mice as pets. In Ghana half of the locally produced meat is rat meat. In India and Southeast Asia rat meat is also an important food source. In Rajasthan, India, there are temples devoted solely to the worship of rats.
Whether you love them or hate them, you have to admit that there certainly are a lot of them. Rats are a curse to cities. Where they have no predators, they multiply quickly. They are sexually mature at five weeks, and one female and her offspring can produce over 2,000 more in a year. That’s a lot of rats! It has been estimated by the World Health Organization that there are more rats than people in the world. How do you get rid of the unwanted ones? Poison alone is not enough, because if other food is available, the rats won’t be hungry enough to eat the poison. To get rid of these vermin you have to eliminate the garbage that they feed on. In India, where rats have become a colossal problem, there have been some success stories. Take 55-year-old Berham Harda, for example. Berham gave up his career as a promising Bollywood dancer to become a rat-catcher in Mumbai. According to his bookkeeping, in one year his team killed 114,719 rats. Meanwhile, in another Indian city of nearly equal size, the rat-catching statistics tell another story. In the last ten years the government rat-catching team of 97 “specialists” hasn’t caught a single rat. What makes the difference? One reason for the Mumbai’s team’s success is that the rat-catchers there are on the attack. Berham makes special bait with garlic and chutney laced with poison. He daily drops off fresh rat traps to shopkeepers and collects the day-old ones with rats that were caught in the night. He is also constantly pushing for more efficient disposal of garbage and better garbage-dump management. Berham and his team are unsung heroes, but that’s fine with him. He understands the importance of his work, and he puts his all into it. His zeal is contagious, and the others on his team have caught it. In that other city, on the other hand, the lack of results from their rat-catching team is likely due to a shortage of genuine concern and a surplus of lethargy. Or perhaps the rat-catchers are afraid of putting themselves out of a job if they eliminate too many rats. All of these stories are interesting, you may say, but how can you apply the rat-catcher’s lessons, since you’re not in the rat-catching business? We all face problems on a daily basis. If we want to overcome them before they overcome us, like the rat-catchers of Mumbai, we have to go on the attack; we have to deal with our problems directly and vigorously. This principle applies to every aspect of our being—physical, mental, emotional, and spiritual. “Fight the good fight of faith” (1 Timothy 6:12). “Let us not grow weary while doing good, for in due season we shall reap if we do not lose heart” (Galatians 6:9). You won’t be able to win every skirmish, but you’re on the winning side, and if you will stay close to the chief rat-catcher, Jesus, and follow His instructions, you’ll have many more victories than losses. “The art is to know the enemy. You can be successful in this work only if you can imagine yourself in the shoes of a rat. This is a war.”—Deepak R. Adsul, pest-control officer in Mumbai, India R 425 |