KHI NHỮNG SỰ XUNG ĐỘT LÀ ĐIỀU TỐT – WHEN CLASHES ARE GOOD
Caryn Phillips
Sự hiệp lực—sự hợp tác cùng làm việc giữa hai hoặc nhiều người hoặc những sự việc mà kết quả đạt được to lớn hơn tất cả những nổ lực hoặc năng lực của từng cá nhân gọp lại—trở thành từ thông dụng nơi làm việc. Chúng ta nghe nói rất nhiều về những lợi ích của làm việc đồng đội. Góp chung tài năng của bạn và làm việc cùng nhau, và bạn sẽ có được nhiều ý tưởng hơn, nổ lực to lớn hơn và những kết quả tốt hơn. Hai cộng hai không phải lúc nào cũng bằng bốn; trong làm việc đồng đội có thể là bằng sáu hoặc bằng tám. |
By Caryn Phillips
Synergy—the working together of two or more people or things in which the result is greater than the sum of their individual effects or capabilities—has become a workplace buzzword. We’ve all heard lots about the benefits of teamwork. Pool your talents and work together, and you get more ideas, greater effort, and better results. Two and two don’t always equal four; in teamwork they can equal six or eight. |
Nhưng gần đây tôi nhìn thấy một khía cạnh khác của sự hiệp lực: rằng sự xung đột là cần thiết để một nhóm thành công. Làm việc tốt cùng nhau không có nghĩa là đang lướt một cách êm ả trên mặt biển yên lặng như ai đó nghĩ: nhóm được cấu thành từ những người với tính khí, tài năng và quan điểm tương đồng nhau. Một nhóm thật sự phát triển thậm chí có rất nhiều ý kiến và cách tiếp cận vấn đề trái ngược nhau. Kết quả của sự xung đột sẽ thúc đẩy nhóm tiến lên phía trước.
Lẽ dĩ nhiên cần phải có sự cân bằng, và khi mỗi thành viên trong nhóm thật sự tôn trọng lẫn nhau sẽ có sự cân bằng. Khi có sự cảm kích lẫn nhau dành cho sự đóng góp mà mỗi thành viên mang đến cho nhóm, khi mọi người cởi mở và mỗi một ý tưởng đều được xem xét, và khi mà thật sự không có gì quan trọng trong việc ý tưởng của ai thắng cuộc, thì những điều kiện là hoàn toàn chín muồi cho sự đổi mới và tiến bộ. Trong một nhóm mà tôi đã làm việc cùng, có những ý kiến và nhu cầu trái ngược, tạo nên những xung đột và trạng thái không thoải mái lúc ban đầu. Nhưng bởi vì chúng tôi quan tâm đến việc làm việc cùng nhau hơn là việc mỗi người có một cách làm việc riêng, chúng tôi đã không để cho những sự khác biệt ngăn cản chúng tôi, và cuối cùng, chúng tôi đã vượt qua chúng. Kết quả tích cực ngay cả khi không phải dễ dàng để đạt được. Tôi là người dễ chán nản trước những xung đột bởi vì tôi cảm thấy phải có điều gì đó sai kinh khủng, nhưng bản thân tôi cũng có suy nghĩ riêng của mình và không thích được bảo phải làm gì hoặc nghĩ gì. Những cảm nhận trái ngược ấy làm cho rất nhiều tình huống vốn dĩ đã khó khăn càng trở nên phức tạp hơn. Học cách nhìn nhận xung đột như là một phần cần thiết của tiến trình trở thành một bước tiến quan trọng. Cách nhìn ấy đã lấy đi nỗi sợ hãi trình bày ý kiến của mình khi những người khác có suy nghĩ khác và nó cũng khiến tôi dễ dàng tiếp nhận những ý kiến trái ngược. Sự hiệp lực không phải dễ dàng và có thể có xung đột, nhưng nếu chúng ta vượt qua được, những phần thưởng đạt được là rất xứng đáng. Như Kenneth Blanchard đã nói: “Không ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta.” |
But recently I saw another side to synergy: that some conflict is necessary for a team to be successful. Working together well doesn’t mean sailing gently on a placid sea, as one might expect if the team were made up of people with similar temperaments, talents, and mindsets. The team that really gets somewhere has varied or even opposing ideas and approaches to problems. The resulting turmoil can propel the team forward.
Of course, there needs to be a balance, and when each member of the team genuinely respects the others, there will be. When there is mutual appreciation for what each person brings to the team, when everyone keeps an open mind and every idea can be considered, and when it really doesn’t matter who had the winning idea, conditions are ripe for innovation and progress. On one team I worked with, there were opposing ideas and needs, which created conflict and uneasiness at first. But because we were more concerned about working together than we were about each having his or her own way, we didn’t let our differences stop us, and eventually we overcame them. The result was positive, even though it wasn’t easy getting there. I’m the kind of person who gets discouraged by conflict because I feel something must be terribly wrong, but I also have a mind of my own and don’t like to be told what to think or do. Those opposing feelings have complicated many situations that were already difficult enough. Learning to view conflict as a necessary part of the process has been a breakthrough for me. That perspective takes the fear out of presenting my ideas when others think differently, and it also makes it easier for me to be open to opposing ideas. Synergy takes work and some sparks may fly, but if we can get through that, the rewards are well worth it. As Kenneth Blanchard said, “None of us is as smart as all of us.” |