HÃY CHỦ ĐỘNG – Be Proactive!
Tác giả Ariana Keating
Khi những khó khăn và những vấn đề xảy đến trong cuộc sống của bạn, phản ứng đầu tiên của bạn thường là thế nào? Bạn có trông đợi con đường ít phải chống cự nhất, một tình huống khó khăn chóng qua? Phương pháp ấy có thể giúp bạn vượt qua những vấn đề và những điều phiền muộn hằng ngày, nhưng không thể thực sự giúp được bạn trong những vấn đề lớn. Cách đây vài năm, tôi đã cùng với vài người bạn đi du lịch đến vùng đông bắc Ấn Độ. Chúng tôi đi du lịch suốt vài tuần và mệt mỏi vì cuộc hành trình kéo dài nhiều giờ và vì ngủ không đủ giấc. Tôi thức dậy vào buổi sáng với cảm giác đau đớn toàn thân. Cổ, vai bên phải, cánh tay bên phải từ bã vai đến cùi chỏ cứng đơ và đau, chỉ một cái chạm nhẹ cũng có thể làm nó tệ hơn. Tôi hoàn toàn không nghĩ mình sẽ tiếp tục chuyến hành trình, chuyến hành trình lên núi. |
By Ariana Keating
When problems and difficulties come your way, what is usually your first reaction? Do you look for the path of least resistance, a quick fix? That approach might get you through everyday problems and annoyances, but not really big problems. A couple of years ago I was traveling with some friends in northeastern India. We had been traveling for several weeks and were fatigued from long hours of travel and broken sleep. I woke one morning in a lot of pain. My neck, my right shoulder, and my right arm down to the elbow were stiff and sore, and the slightest touch made it worse. I definitely wasn’t looking forward to the next step of our journey, which was a trip up the mountains. |
Chúng tôi đến trạm xe buýt bằng xe kéo, và ngồi ở đó chờ xe buýt đến. Trạm xe khá đông người—hầu hết là những du khách trẻ tìm kiếm sự mạo hiểm với những chiếc ba-lô cồng kền đặt bên cạnh và những quyển sách hướng dẫn trong tay. Tôi ngồi một góc, cố tìm một vị thế dễ chịu cho cái cổ của mình. Lúc ấy, tôi choàng một chiếc khăn choàng dày quanh cổ và dùng nó làm cái dây đeo nhằm giữ cho cánh tay của tôi ở vào tư thế dễ chịu.
Một người bạn cố gắng xoa bóp hai bên vai của tôi để làm dịu bớt, nhưng nó làm cho toàn thân tôi đau nhói và chảy cả nước mắt. Tôi cắn răng chịu đựng. Trong lúc đó, người bạn đồng hành của chúng tôi bắt chuyện với một anh bạn người Bỉ. Khi người bạn tôi giải thích rằng cổ tôi bị cứng và rất đau, một phụ nữ Trung Quốc ngồi gần đó rời mắt khỏi cuốn sách của cô. “Cổ bị cứng à?” Cô ta hỏi. “Tôi có thể chữa được!” Tôi nhìn cô ấy với vẻ nghi ngờ. Tôi không hiểu rõ ý của cô ấy, và tôi không tin tưởng cho mấy về việc một người lạ có thể giúp tôi khỏe hơn. Nói cách khác, có rất ít hy vọng. Có lẽ cô ấy có thể làm điều gì đó. Trong những lúc vô vọng cần liều lĩnh, vì thế với một chút chần chừ, tôi ngồi xuống bên cạnh cô ấy và cô ấy bắt đầu xoa bóp từ cổ xuống vai. Cô ấy nói cô ấy có thể cảm nhận được sự căng thẳng nơi cơ thể của tôi và tôi có một vài chổ bị sưng. Khi cô ấy bắt đầu xoa bớp mạnh hơn, cơn đau càng dữ dội. Khi tôi cho cô ấy biết, cô nói: “Tốt! Nó sẽ còn đau hơn!” Cô xoa bóp cổ, vai, cánh tay của tôi suốt nửa tiếng đồng hồ, xoa khá mạnh. Sau khi cô ấy làm xong, da của tôi cảm thấy hơi rát nhưng hầu hết cảm giác cứng đơ biến mất, tôi có thể cử động cổ và vai mà không cảm thấy đau. Tôi vô cùng biết ơn cô ấy. Cô giải thích cách đây vài năm cô ấy cũng gặp tình trạng giống như thế nhưng nghiêm trọng hơn và cô ấy đã tự xoa bóp cho mình. Những lời kế tiếp cô ấy nói với tôi rất đơn giản nhưng rất sâu sắc. “Bạn phải chịu đau thì mới có thể lành được.” Những từ đó vẫn mãi trong tâm trí của tôi. Tôi thường suy nghĩ lại điều mình đã trải qua. Cuộc sống như trường học, và mọi thứ xảy ra là một phần của quá trình học mà chúng ta phải trải qua để có thể tiến lên một cấp cao hơn. Thường thì chúng ta chùn bước trước khó khăn bởi vì đương đầu với nó sẽ rất đau đớn. Chúng ta biết điều gì đó sai trái—chẳng hạn như: chúng ta cảm thấy cay đắng hoặc phẩn uất, hoặc cần phải làm hòa với ai đó hoặc có một thói quen lâu ngày mà chúng ta không thể bỏ được—nhưng dường như việc lờ nó đi hoặc cố gắng sống chung với nó dễ dàng hơn việc sửa chữa nó. Nhưng cách ấy không giải quyết được vấn đề. Nếu chúng ta vẫn để nó lại, nó sẽ ngày một lớn lên; vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm chính là chủ động—tấn công vấn đề và giải quyết nó. Sẽ không dễ dàng, nhưng chiến thắng sẽ rất vẻ vang! Kinh Thánh nói với chúng ta rằng: “Hãy đồng lao cộng khổ như một người lính giỏi của Đức Giê-su” (1 Ti-mô-thê 2:3)—và hãy đừng là người lính thụ động, nhưng là một người chủ động. Cuộc chiến chủ động chính là tên của trò chơi! |
We made our way to the bus station by rickshaw, and then sat there waiting for our bus to arrive. The station was quite full—mostly young travelers seeking adventure, with bulky backpacks by their sides and guidebooks in hand. I sat in a corner, trying to find a comfortable position for my neck. By this time I had a thick scarf around my neck and had improvised a sling to try to keep my arm in a comfortable position. One of my friends had tried to massage my shoulders to relieve the tenseness, but that had sent sharp pain through my body and had brought tears to my eyes. I preferred to grin and bear it. Meanwhile one of my travel companions had struck up a conversation with a young man from Belgium. When my friend explained that I had a stiff neck and was in severe pain, a Chinese woman sitting nearby looked up from her book. “A stiff neck?” she asked. “I can fix that!” I looked at her with uncertainty. I didn’t know what she meant, and I wasn’t very comfortable with the thought of trusting my well-being to a stranger. On the other hand, there was a glimmer of hope. Maybe she could do something. Desperate times call for desperate measures, so with a bit of hesitation I sat down next to her and she began massaging my neck and shoulders. She said that she could feel the tension in my body and that I had several knots. As she began massaging more vigorously, the pain became intense. When I told her so, she said, “Good! It will hurt even more!” She massaged my neck, shoulder, and arm for half an hour, rubbing quite strongly. When she was done, my skin felt raw but most of the stiffness was gone, and I could move my neck and arm without pain. I was very grateful and thanked her profusely. She explained that she had had a similar but even more serious problem a couple of years earlier and had managed through self-massage to heal herself. Her next words to me were simple yet profound. “You have to endure the pain to get to the healing.” Those words have stuck with me ever since. I often think back to that experience. Life is a school, and everything that happens is part of the learning process we must go through in order to move on to the next grade. Often we shrink from problems because to hit them head-on would be too painful. We know something is wrong—we feel bitter or resentful or need to make peace with someone or have a long-term habit that we can’t break, for example—but it seems easier to ignore it or try to live with it than to correct it. But that’s not the way it works. If we leave it there, it will grow bigger and bigger; the problem will become worse. The best thing we can do is to be proactive—to attack the problem and work it out. It won’t be easy, but the victory will be glorious! The Bible tells us to “endure hardness as a good soldier of Jesus Christ” (2 Timothy 2:3)—and not a passive soldier, but an active one. Proactive warfare is the name of the game! R 371 |