Hãy bước đi một dặm bằng đôi giày của người khác – Walk a Mile in His Shoes
Tác giả Curtis Peter Van Gorder
“Đừng bao giờ xét đoán một người cho đến khi bạn bước đi một dặm bằng đôi giày của họ.” Nếu có ai đó hoàn toàn biết rõ điều này, thì đó chính là mẹ Tê-rê-sa. Sau khi cùng sống với những người nghèo nhất trong số những người nghèo ở Calcutta, Ấn Độ suốt gần 30 năm (và mẹ đã làm điều tương tự thế gần hơn 20 năm), mẹ đã nhận được Giải Thưởng Nobel Hòa Bình vào năm 1979. Mẹ đã phát biểu, “Cuộc sống là cuộc sống”. Mẹ không ngừng giải thích rằng tất cả nhân loại đều đặc biệt và đều có một giá trị to lớn, cho dù họ là ai, và chỉ khi nào chúng ta học được cách tôn trọng sự thật ấy chúng ta mới có thể bắt đầu giúp đỡ họ cải thiện cuộc sống. |
By Curtis Peter Van Gorder
“Never judge a man until you’ve walked a mile in his shoes.” If there was anyone who knew all about that, it was Mother Teresa. After having lived among the poorest of the poor in Calcutta, India, for nearly 30 years (and she would do the same for nearly 20 more), she was awarded the 1979 Nobel Peace Prize. She began her acceptance speech with the words, “Life is life.” She went on to explain that all human beings are special and of great worth, no matter who they are, and that only when we have learned to respect that fact can we begin to help them improve their lives. |
Hầu hết mọi người sẽ vui vẻ bước đi một dặm bằng đôi giày làm bằng vải nhung hay bằng đôi giày thể thao tốt nhất, nhưng liệu có bao nhiêu người muốn bước đi bằng đôi giày của một người lao động nghèo? Khi còn sống ở Uganda, Miền Đông Châu Phi, tôi tìm thấy một đôi giày đã bị vứt bỏ, đối với tôi nó đã trở thành biểu tượng của Châu Phi, một dân tộc với tâm hồn nhân hậu, nhưng phải vật lộn, tranh đấu. Từ những tiếng lộp độp của xi-măng cho thấy rõ rằng người chủ cuối cùng của đôi giày chính là một người làm nghề xây dựng—một người trộn hồ. Cũng giống như những người khác, tôi đứng đó quan sát, không còn gì phải nghi ngờ, anh ta làm việc cả một ngày dài nhễ nhại mồ hôi dưới cái nắng oi bức mà không có gì che chắn, và chỉ có vài khúc mía cho buổi ăn trưa. Anh ta đã mang đôi giày ấy tận cho đến khi chỗ rách trên đôi giày quá to và không còn có thể mang được nữa. Khi không còn mang được thêm một ngày nào nữa, anh ta đã để nó ở đó cho tôi tìm thấy. Dĩ nhiên, anh ta không phải cố tình làm như thế, nhưng đôi giày ấy đã giúp tôi có cách nhìn khác về những vấn đề nhỏ nhặt của mình. Không, thật ra tôi không hề bước đi một dặm nào bằng đôi giày ấy hay thậm chí cũng không thử nó. Chỉ cần nhìn nó thôi cũng đủ để tôi tạ ơn về rất nhiều ơn lành tôi có được, bao gồm cả đôi giày thoải mái, bình thường mà tôi vẫn thường mang.
Một thời gian sau, không có gì nghi ngờ khi một cậu trai trẻ đến gõ cửa xin giúp đỡ. Cậu ta nhận được học bổng vào học trường nội trú, nhưng có một yêu cầu cậu ta không thể đáp ứng được—cậu ấy không có bất cứ đôi giày nào. Cậu ta hỏi liệu tôi có dư đôi giày nào có thể cho cậu ấy không. Đôi giày tôi đang mang lúc ấy khá vừa vặn với cậu ấy, và đó là đôi giày của cậu ấy. Không, một hành động tử tế đơn giản không làm tôi trở nên bậc thánh giống như mẹ Tê-rê-sa, nhưng tôi tin rằng vào giây phút đó, từ trong tâm hồn, tôi cảm nhận được sự thôi thúc đã khiến và giữ mẹ không ngừng làm những gì mẹ đã làm suốt những năm ấy: “Tình yêu Đức Giê-su thôi thúc chúng ta” (2 Cô-rin-tô 5:14). Chúa Giê-su bước đi giữa chúng taD.B.B Mặc dù Chúa Giê-su giàu sang, nhưng vì chúng ta, Ngài đã trở nên nghèo khó, để nhờ sự nghèo khó của Ngài, chúng ta có thể trở nên giàu sang. Chúa Giê-su không chỉ phải xuống thế và sống giữa chúng ta, nhưng Ngài đã phải trở nên một như chúng ta. Ngài phải trở thành một thành viên trong toàn thể nhân loại. Ngài đến dưới hình hài một đứa bé bình thường và nhân hậu, một đứa bé yếu đuối và cần được bảo vệ. Ngài không chỉ đã mặc lấy xác phàm như chúng ta, nhưng còn sống cuộc sống của nhân loại. Ngài trở thành con người. Ngài cũng đã trải qua mệt mỏi. Ngài cũng đã trải qua lúc đói lã. Ngài cũng đã kiệt sức. Ngài đã chịu tất cả mọi thứ như chúng ta, nhưng không phạm tội, nhờ thế Ngài có thể thông hiểu được chúng ta và biết được cảm giác của chúng ta, biết được khi nào chúng ta đau chân và mệt mỏi, biết được khi nào chúng ta có đủ. Thiên Chúa đã gửi Chúa Giê-su đến trở thành người phàm để Ngài có thể đến gần với chúng ta hơn bằng tình yêu của Cha Ngài, để giao tiếp với chúng ta ở mức độ hiểu biết thấp kém của nhân loại, và để có được lòng thương xót và kiên nhẫn đối với chúng ta hơn khi chỉ là một Thiên Chúa. Hãy suy nghĩ về điều đó! “Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẵn Người nhớ: ta chỉ là cát bụi” (Thánh vịnh 103:14), chính Ngài mặc lấy thân xác ấy, chịu đựng, và chết vì chúng ta. Ngài hạ thấp xuống để ở cùng chúng ta để nhờ đó Ngài có thể mang chúng ta trở lên lại cùng với Ngài. Quả là một phép lạ—tất cả chỉ vì chúng ta! |
Most people would be happy to walk a mile in a pair of plush designer shoes or top-of-the-line athletic shoes, but how many would want to step into a poor laborer’s shoes? When I was living in Uganda, East Africa, I found a discarded pair of shoes that became to me a symbol of Africa and its sweet-spirited but struggling people. It was apparent from the cement splatters that their last owner had been a construction worker—a human cement mixer. Like many others I observed there, he no doubt worked long days in sweltering heat with no protection against the sun and had only a couple of sticks of raw sugar cane for lunch. He had worn those shoes until the holes in the soles had gotten so big that the shoes no longer served their purpose. When there was no point in wearing them one more day, he left them for me to find. It wasn’t his intention, of course, but those shoes put my own petty problems into perspective. No, I didn’t actually walk a mile in them or even try them on. Just looking at them was enough to make me appreciate my many blessings, including the casual, comfortable shoes I usually wear.
There wasn’t any question in my mind when, some time later, a young man knocked at my door, asking for help. He had won a scholarship to a boarding school, but there was one requirement he couldn’t fulfill—he didn’t have any shoes. He asked if I had an extra pair I could give him. The ones I was wearing at the time fit him quite nicely, and that was that. No, one simple act of kindness didn’t make me a saint on the level of Mother Teresa, but I do believe that in that moment I experienced from the inside out a touch of what caused and kept her doing what she did all those years: “The love of Christ compels us” (2 Corinthians 5:14). Jesus Walked Among UsBy D.B.B Though Jesus was rich, for our sakes He became poor, that we through His poverty might become rich. Jesus not only had to come down and live amongst us, but He had to be one of us. He had to become a member of the human community. He came as a meek and quiet, weak and helpless baby. He not only adapted Himself to our bodily form, but also conformed to the human ways of life. He was human. He got tired. He got hungry. He got weary. He was subject to all these things, even as we are, yet without sin, that He might have compassion upon us, know how we feel, know when we’re footsore and weary, know when we’ve had enough. God sent Jesus to become a human being in order that He might better reach us with His Father’s love, communicate with us on the lowly level of our own human understanding, and have more mercy and patience with us than God Himself. Think of that! “He knows our frame; He remembers that we are dust” (Psalm 103:14), having worn that frame Himself, suffering in it, and dying in it for our sakes. He came down here to our level that He might take us with Him back up to His. What a miracle—all for our sakes! R 361 |