GIẢM SỰ KHÁC BIỆT VỀ TƯ TƯỞNG GIỮA HAI THẾ HỆ – Bridging the Generation Gap
H: Mọi việc thay đổi quá nhiều kể từ khi tôi trưởng thành, đến nỗi tôi thậm chí không biết phải bắt đầu từ đâu để có thể hiểu và giúp đỡ đứa con gái đang trong độ tuổi thiếu niên của mình. Làm thế nào tôi có thể giảm sự khác biệt về tư tưởng giữa hai thế hệ?
A: Thế giới thay đổi rất nhiều trong thế hệ gần đây. Nhìn bề ngoài, sự khác nhau về tư tưởng giữa hai thế hai đang rộng dần, nhưng bề ngoài có thể là một sự đánh lừa. Sự khác biệt tồn tại giữa hai hay nhiều thế hệ được thể hiện một cách khác nhau ở mỗi thế hệ, nhưng vấn đề cốt lõi là giống nhau: nhu cầu do Thiên Chúa ban cho những thanh thiếu niên chính là tìm ra vị trí thích hợp trong cuộc sống. |
Q: Things have changed so much since I was growing up that I don’t even know where to start in relating to and helping my teenage daughter. How can I bridge the generation gap?
A: The world has changed a lot in the last generation. On the surface, the generation gap appears to be widening, but appearances can be deceiving. Intergenerational differences are manifested differently from generation to generation, but the core issue remains the same: teenagers’ God-given need to find their place in life. |
Để hiểu tốt hơn con gái của bạn, hãy cố gắng nhớ lại xem bạn cảm thấy thế nào khi ở vào độ tuổi của cô bé. Nếu bạn là một thanh thiếu niên điển hình, bạn sẽ cảm thấy ngượng ngùng và khó chịu trước những thay đổi không ngừng của cơ thể. Mỗi một cái mụn hay một ngày đầy những khó khăn cũng chính là một cơn khủng hoảng làm thay đổi cuộc sống. Bạn lo lắng làm thế nào bạn có thể hòa hợp với bạn bè. Bạn so sánh một cách tiêu cực bản thân mình với những bạn bè khác cùng lớp, những người xinh đẹp hơn, thông minh hơn, được nhiều người yêu thích hơn, hay hình như trông tự tin hơn. Bạn phải đương đầu với những quyết định lớn hơn mà trước đây bạn chưa hề gặp phải và biết rằng thậm chí còn có những quyết định to lớn hơn ở phía trước: Bạn tiếp tục học bao lâu nữa? Bạn sẽ làm gì khi trưởng thành? Bạn sẽ kết hôn với ai? Làm sao có ai đó muốn kết hôn với bạn?
Có thể vào lúc đó, bạn không hiểu được điều gì đang xảy ra, và lúc này đây, có thể con gái của bạn cũng không hiểu, nhưng đó chính là một quá trình tìm hiểu chính mình và hình thành cá tính riêng biệt của bạn. Trong giai đoạn này, những thanh thiếu niên xem những người cùng tuổi với chúng hoặc bố mẹ của chúng như những manh mối để tìm ra chính mình. Chúng không ngừng so sánh bản thân với những người cùng trang lứa để xác định đâu là nơi phù hợp với chúng, và chúng quan sát kỹ thái độ, lối sống, và những phẩm chất của cha mẹ để quyết định xem liệu chúng có muốn trở nên giống như cha mẹ một khi chúng trưởng thành hay không. Ở vào độ tuổi thanh thiếu niên, hầu hết trẻ, ít nhất đều phải có ương bướng đôi chút. Suy cho cùng, làm thế nào bọn trẻ có thể hình thành nên tính cách riêng biệt của chúng nếu không tách rời ra khỏi bố mẹ? Rất nhiều bậc bố mẹ làm cho tình hình thêm khó khăn khi phản ứng quá dữ dội trước sự ương bướng của những đứa con đang trong độ tuổi thanh thiếu niên, điều này hầu như luôn dẫn đến sự ương bướng nhiều hơn và vết rạn nứt giữa hai thế hệ ngày càng sâu hơn. Bậc cha mẹ khôn ngoan sẽ chấp nhận một mức độ ương ngạnh nào đó là hoàn toàn tự nhiên, và sẽ hiểu rằng rất nhiều những thay đổi bên ngoài nơi những đứa con trong độ tuổi thanh thiếu niên vốn dĩ họ không thích—những bộ đồ hay kiểu tóc kỳ dị, âm nhạc gây bực bội, v.v… —chính là tất cả những phần của tiến trình chia cách. Bậc cha mẹ khôn ngoan cũng hiểu rằng sự trải nghiệm là cần thiết cho sự trưởng thành, và không phải mọi sự trải nghiệm đều sẽ thành công. Trong suốt chặng đường phát minh ra bóng đèn, Thomas Edison đã thử hàng trăm sự kết hợp của những thứ vật liệu không hề có tác dụng, trước khi có được thành công. Tương tự như Edison, hầu hết những đứa trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên sẽ nhận ra những thứ không có ích và chuyển sang thứ khác. Hãy cho phép những đứa con trong độ tuổi thanh thiếu niên của bạn trải nghiệm, trong một phạm vi cho phép. “Không hại gì đến bạn hay người khác, và không có gì không hợp lý” khi tạo ra một điểm khởi đầu tốt. Có liên quan mật thiết với sự trải nghiệm đó chính là vấn đề tự kiểm soát. Rất nhiều đứa trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên thiếu kiểm soát, đa phần là vì chúng không thấy được nguyên nhân của sự việc. Chúng thích vui đùa, chúng thích có được tự do hơn, và chúng đang học bài học từ thử thách và sai lầm. Thường thì cho đến khi lãnh nhận hậu quả của những quyết định sai trái, chúng mới học được bài học tự kiềm chế—nhưng chẳng phải điều đó cũng tương tự đối với bạn sao? Mặc dù, những đứa trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên muốn làm một người độc lập, nhưng nhìn chung, chúng cảm thấy bất an trong vai trò mới đó. Nó hơi giống như cảm giác lần đầu tiên đứng trên mức cao nhất của tấm ván nhún nơi hồ bơi: chúng gần nhảy vào trong tuổi trưởng thành và tự hỏi liệu chúng có tồn tại được với cú va chạm đó không. Không có gì chống lại được sự bất an đó ngoại trừ tình yêu không điều kiện. Những đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên thường hành động như thể chúng không muốn hay không cần tình yêu và sự trợ giúp của cha mẹ, đôi khi, chúng có thể thật sự rất hư hỏng và khó ưa chỉ để nhấn mạnh điều ấy. Cho dù những đứa trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên có nhận ra hay không, thì những gì chúng thật sự đang làm luôn nhằm để thử tình yêu của cha mẹ chúng. Chúng tìm kiếm sự xác nhận nơi tình yêu của cha mẹ, bởi vì tình yêu là chỉ số của giá trị, và những đứa trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên cần phải cảm cảm thấy rằng chúng có giá trị. Những bậc cha mẹ biểu lộ tình yêu một cách ổn định đối với con cái ở vào độ tuổi ấy cho dù chúng ngoan hay hư hỏng, sẽ cho chúng sự công nhận giá trị mà chúng rất muốn và cần. Cần có tình yêu lớn lao, sự kiên nhẫn, sự tự chủ để những bậc cha mẹ có thể nới lõng sự kìm kẹp và để cho những đứa con ở trong độ tuổi thanh thiếu niên của họ có thể trải qua quá trình trưởng thành. Nó cũng cần có lòng tin—lòng tin vào những đứa con của họ; có lòng tin rằng những giá trị mà họ đã cố gắng truyền cho con cái của họ khi chúng còn nhỏ, giờ đây sẽ hướng dẫn chúng để chúng có được những lựa chọn đúng đắn; và có lòng tin vào Thiên Chúa, Đấng tạo ra quy trình. Điểm cuối cùng và cũng rất quan trọng cần có nơi những bậc cha mẹ đó chính là tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện và có mối quan hệ riêng tư với Thiên Chúa thông qua Chúa Giê-su; họ biết nơi nào họ quay sang khi họ và những đứa con trong độ tuổi thanh thiếu niên của họ cần sự giúp đỡ. Một lợi ích khác đối với những bậc cha mẹ có đức tin đó chính là nhiều người đón nhận Chúa Giê-su khi đang ở độ tuổi thanh thiếu niên hơn là ở những độ tuổi khác. Nhìn chung, những đứa trẻ ở vào độ tuổi thanh thiếu niên chính là những người đang tìm kiếm—đang đi tìm sự thật và ý nghĩa của cuộc sống. Nếu bạn hay ai đó khác có thể dẫn con gái của bạn đến với Chúa Giê-su—“Đấng là đường, là sự thật và là sự sống” (Gio-an 14:6)—Ngài có thể giúp cô bé nhìn thấy rõ mọi việc mà không một ai có thể làm được. Ngài có thể ban cho cô bé tình yêu không điều kiện và sự tin tưởng. Ngài có thể ban cho cô bé bình an trong tâm hồn. Ngài có thể ban cho cô bé những câu trả lời khi bé học cách mang những vấn đề của mình đến cho Ngài trong lời cầu nguyện. Và một khi bạn và con gái của bạn chia sẻ một lòng tin mạnh mẽ và sống động, bạn sẽ có được nhiều điểm chung hơn bao giờ hết. Chúa Giê-su chính là chiếc cầu nối tốt nhất cho khoảng cách giữa những thế hệ! |
To better relate to your daughter, try to remember how you felt at her age. If you were a typical teen, you felt awkward and unattractive in your constantly changing body. Every pimple or bad hair day was a life-altering crisis. You worried about how you fit in with your friends. You compared yourself negatively with others in your class who were more beautiful, smarter, more popular, or seemingly more self-confident. You faced bigger decisions than you had ever faced before, and knew that even bigger decisions loomed ahead: How far would you go in school? What would you do when you grew up? Who would you marry? How could anyone ever want to marry you?
You probably didn’t understand what was happening at the time, and your daughter probably doesn’t understand it now, but it’s the process of discovering yourself and establishing your own identity. At this stage in their lives, teens look to their peers and parents for clues. They constantly compare themselves with their peers to determine where they fit in, and they scrutinize their parents’ attitudes, lifestyle, and values to determine whether they want to be like their parents when they become adults. The teen years are when most children become at least a little rebellious. After all, how can they establish their own identities without cutting loose from their parents? Many parents make a difficult situation harder by overreacting to their teens’ rebelliousness, which nearly always leads to greater rebellion and a deeper rift between the generations. The wise parent will accept that a certain amount of rebelliousness is natural, and will understand that many of the outward changes they don’t like in their teen—the outlandish clothes or hairstyle, the dreadful music, etc.—are all part of the separation process. The wise parent also understands that experimentation is a necessary part of growing up, and that not every experiment is going to be a success. On his way to inventing the light bulb, Thomas Edison tried hundreds of combinations of materials that didn’t work before he struck on one that did. Like Edison, most teens will recognize what isn’t working and move on to something else. Allow your teen latitude to experiment, within bounds. “Nothing harmful to yourself or others, and nothing illegal” makes a good starting point. Closely related to experimentation is the issue of self-control. Many teens lack self-control, mainly because they don’t see any reason for it. They like to have fun, they enjoy their greater independence, and they’re learning by trial and error. It’s often not until they experience the consequences of poor decisions that they learn self-control–but wasn’t it that way for you? While teens want to be their own person, they’re generally insecure in that new role. It’s a bit like standing at the top of a high diving board for the first time: They’re about to take the plunge into adulthood and wonder if they’ll survive the impact. Nothing counters that insecurity like unconditional love. Teens often act like they don’t want or need their parents’ love and support, and they can sometimes be downright ornery and unlovable to underscore the point. But more often than not, whether the teens realize it or not, what they’re really doing is testing their parents’ love. They seek affirmations of their parents’ love, because love is an indication of value, and teens need to feel they have value. Parents who demonstrate unswerving love for their teens through thick and thin give their teens the validation they so desperately want and need. It takes great love, patience, and self-control on the part of the parents to loosen their grip and let their teens go through the growing up process. It also takes faith—faith in their teens; faith that the values they tried to instill in their children when they were younger will now guide them to make the right choices; and faith in God, who created the process. This last point is where parents who believe in the power of prayer and have a personal connection with God through Jesus are at a great advantage; they know where to turn when they and their teens need help. Another thing that works to believing parents’ advantage is the fact that more people accept Jesus during their teen years than at any other time. Teens, in general, are seekers–pilgrims in search of truth and the meaning of life. If you or someone else can lead your daughter to Jesus—”the way, the truth, and the life” (John 14:6)—He can put things in perspective for her like no one else. He can give her unconditional love and acceptance. He can give her peace in her heart. He can give her answers as she learns to take her problems to Him in prayer. And once you and your daughter share a strong, living faith, you’ll have more in common than ever before. Jesus is the ultimate bridge for the generation gap! |