Em đã dành trước mà! – “I Was Here First!”
Tác giả Jorge Solá
Đứa con trai ba tuổi của tôi Manuel đang chơi trò chơi có tính chất học tập trên máy vi tính, thì chị gái sáu tuổi, Alondra đòi phải đến lượt cô bé. Phản ứng của Manuel chính là: “Em đã dành trước mà!” Tôi không biết Manuel đã học ở đâu câu nói ấy, nhưng nó đã khiến tôi suy nghĩ. Trong xã hội loài người, quy luật thông thường là: “ai dành trước” thì có quyền hơn những người đến sau. Người đầu tiên đặt chân lên vùng đất chưa khai phá thì có được quyền sở hữu vùng đất đó. Người đầu tiên tìm thấy viên ngọc trai trên bãi biển, hay đào trúng mạch vàng hay dầu thì có thể tuyên bố đó là của mình. Người đầu tiên thực hiện một phát minh hay một khám phá khoa học có thể cấp bằng phát minh và đòi lợi nhuận cho kết quả ấy. Người đầu tiên ngồi vào bàn ăn tại nhà hàng sẽ có quyền hơn người đến sau đó. Người đầu tiên đến dành một chỗ nào đó trên bãi biển thì sẽ trở thành người chủ của chỗ ấy trong một ngày. |
By Jorge Solá
My three-year-old son Manuel was playing an educational game on the computer when his six-year-old sister Alondra demanded that he let her have a turn. Manuel’s response was typical—”I was here first!” I don’t know where Manuel picked that up, but it got me thinking. It’s a generally accepted principle of human society that those who “get there first” have more rights than those who get there after them. The first one to set foot on virgin land is entitled to take possession of it. The first one to find a pearl in the sea, or strike gold or oil may claim it as his own. The first one to make a scientific discovery or invention may patent his find and claim any profits that may result. The first one to sit at a restaurant table has more right to it than the fellow who arrives later. The first one to settle in on a particular spot on the beach becomes the owner of that spot for the day. |
Trong trường hợp của các con tôi, nếu một đứa trong bọn chúng đã chơi máy vi tính trong nữa tiếng, thì tôi bảo cậu bé hay cô bé rằng đã đến lượt của người khác. Có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ khác đều làm như thế. Nhưng nếu chúng ta áp dụng quy tắc ấy trong mọi lĩnh vực xã hội thì sẽ tuyệt đối hỗn loạn. Bạn có thể tưởng tượng được người địa chủ nói: “Tôi đã sở hữu mảnh đất này trong một thời gian, vậy đã đến lúc để cho người khác hưởng?” Hay bạn có thể tưởng tượng được một người đàn ông có được công việc tốt, và giao lại công việc đó cho người khác đang thất nghiệp và hết tiền không?
Những ví dụ trên hơi quá xa vời, nhưng còn những hành động nhỏ nhặt luôn nghĩ đến người khác thì thế nào? Đã bao lần bạn nhìn thấy những người đang có chỗ ngồi trên xe buýt hoặc trên xe điện ngầm nhường chỗ cho những người khỏe mạnh vừa mới bước lên, chỉ đơn giản bởi vì trông họ như mong đợi được có cơ hội cho đôi chân mệt mỏi nghỉ ngơi? Những hy sinh nhỏ nhặt ấy liệu có quá sức mong đợi không?—Hay chúng ta đã không làm như thế chỉ vì chúng ta không thấy có ai làm cả và cũng không một ai thật sự mong đợi điều chúng ta làm? Bản chất của vấn đề chính là lòng ích kỷ, và tính ích kỷ chính là một phần trong bản chất tội lỗi của con người. Nhưng tình yêu của Chúa Giê-su có thể giúp bạn phá vỡ khuôn khổ đó, giúp bạn vượt qua được những phản ứng ích kỷ của bạn, giúp bạn lội ngược dòng, và làm mọi việc bằng tình yêu. “Ai xin, thì anh hãy cho; ai vay mượn, thì anh đừng ngoảnh mặt đi” (Mát-thêu 5:42), và “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ và vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lu-ca 6:36). Đó chính là những tư tưởng mang tính cách mạng trong thời đại ngày nay. Chúng ta nghĩ quá nhiều đến những quyền lợi ích kỷ của mình! Tuy nhiên, thứ tình yêu cho đi, không vị kỷ ấy chính là điều Thiên Chúa mong muốn nơi tất cả chúng ta ngay từ buổi sơ khai—và tình yêu của Ngài có thể giúp chúng ta đạt được điều ấy. Nếu chúng ta thực hành thứ tình yêu ấy, rất nhiều vấn đề sẽ được giải quyết. Thế giới này sẽ trở thành một nơi khác. Vậy tại sao không thử? Hãy cho đi những gì bạn có thể, sau đó hãy sẵn sàng để Thiên Chúa tuôn đổ cho bạn nhiều hơn nữa! * * *
Thiên Chúa cũng giống như những người cho đi một cách vui vẻ—những người cho đi một cách tự nguyện bởi vì họ biết điều đó làm vui lòng Ngài, họ giúp đỡ những người khác và không mong đợi sự đáp trả. Hành động cho đi ấy có thể là niềm vui thú to lớn nhất, bởi vì nó giống như việc túi tiền thì cạn kiệt nhưng trái tim thì đầy ấp. “Người rộng lượng được phương phi béo tốt, chính kẻ cho uống lại được thỏa thuê” (Châm ngôn 11:25). “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Công vụ tông đồ 20:35). Người giàu nhất trong vương quốc của Thiên Chúa sẽ là những người chia sẻ tất cả những gì mình có cho Ngài và cho những gì là của Ngài. |
In my children’s case, if one of them has been playing for half an hour at the computer, I tell him or her that it’s time to let the other one have a turn. Most other parents probably do something similar. But if we applied that principle to every aspect of society, there would be absolute chaos. Can you imagine a landowner saying, “I’ve had this plot of land for quite a while, so it’s time to let someone else enjoy it”? Or can you imagine a man who has a good job giving it to someone else who is out of work and short of money?
Those examples are rather extreme, but what about little acts of selflessness? How often do you see people who have a seat on the bus or subway offering it to able-bodied others who have just boarded, simply because they look like they’d appreciate a chance to rest their weary feet? Are little sacrifices like that too much to expect?—Or do we fail to make them simply because we don’t see anyone else making them and no one really expects us to do so either? It’s a matter of selfishness, when you get right down to it, and selfishness is part of our sinful human nature. But the love of Jesus can help us break out of that mold, overcome our selfish first reactions, swim against the tide, and do the loving thing. Jesus said, “Give to him who asks you, and from him who wants to borrow from you do not turn away” (Matthew 5:42 NKJ), and “Give, and it will be given to you: good measure, pressed down, shaken together, and running over will be put into your bosom. For with the same measure that you use, it will be measured back to you” (Luke 6:38 NKJ). Those are certainly revolutionary concepts in this day and age. How we cling to our selfish rights! But that giving, selfless kind of love is actually what God wanted for us all from the beginning—and His love can help us achieve it. If we would practice this kind of love, so many problems would disappear. The world would be a different place. So why not try it? Give what you can, then get ready for God to flood you with more! * * *
Cheerful Givers God likes cheerful givers—those who give voluntarily because they know it pleases Him and they’re helping others, expecting nothing in return. That kind of giving can be the greatest of all pleasures, because as the purse is emptied, the heart is filled. “The generous soul will be made rich, and he who waters will also be watered himself” (Proverbs 11:25). “It is more blessed to give than to receive” (Acts 20:35). The richest people in God’s kingdom are going to be those who shared the most with Him and His.—DBB R 332 |