CHIẾC TỦ KHẬP KHIỂNG – My Wobbly Dresser
Tác giả Curtis Peter van Gorder
“Tôi cần phải sửa nó,” một buổi sáng, tôi tự nói với chính mình, giống như những gì tôi đã nói mỗi buổi sáng suốt ba tuần lễ qua. Tôi cố gắng sống với chiếc tủ gập ghềnh của mình, nhưng nó làm tôi khó chịu. Một chân của nó ngắn hơn những cái còn lại, vì vậy, mỗi lần tôi mở ngăn kéo ra, cả chiếc tủ khập khiểng, chai nước hoa và những thứ khác tôi để phía trên cùng bị rơi đổ. Tôi cố làm cho nó khỏi khập khiểng bằng cách gấp một mảnh giấy và chêm nó phía dưới cái chân ngắn hơn, nhưng nó không ở y một chỗ và rồi chẳng mấy chốc chiếc tủ lại trở lại tình trạng khập khiểng. Cuối cùng, tôi nhờ một người bạn rất giỏi trong việc sửa chửa đồ đạc giúp tôi giải quyết vấn đề triệt để một lần một. Thay vì là cách sửa chửa nhanh chóng như tôi đã cố làm, anh ta đã làm việc kỹ lưỡng hơn. Đầu tiên, anh ấy lấy hết những ngăn kéo ra, và sau đó, đặt chiếc tủ nằm xuống. Kế đến, anh ta đóng một miếng cao su cứng vào phía dưới chân tủ ngắn, và làm chúng trở nên bằng nhau một cách hoàn hảo. Chiếc tủ không còn khập khiểng nữa, và tôi biết công việc sửa chữa này sẽ bền lâu. Tôi tự hỏi trước đây tại sao mình không nghĩ đến hoặc dành thời gian để làm việc này. |
By Curtis Peter van Gorder
“I really need to fix that,” I said to myself one morning, just like I’d said every morning for the past three weeks. I’d tried to live with my wobbly dresser, but it was getting on my nerves. One foot was shorter than the others, so every time I opened one of the drawers, the whole dresser rocked, and my bottle of cologne and other things I kept on top of it toppled over. I had tried to stop the wobble by folding a piece of paper into a wad and putting it under the short leg, but it didn’t stay in place and the dresser soon reverted to its wobbly state. Finally, I asked a friend who is handy at fixing things to help me solve the problem once and for all. Instead of a quick fix like the one I’d tried, he took more drastic action. He first removed all of the drawers, and then laid the dresser on its side. He then nailed a hard rubber pad to the bottom of the short foot, which evened out the legs perfectly. The dresser no longer wobbles, and I know the repair job will last. I wondered why I hadn’t thought of or taken the time to do that before. |
Sau đó, khi nghĩ về việc này, nó khiến tôi có suy nghĩ rằng bốn cái chân của chiếc tủ khập khiểng giống như bốn khía cạnh của một cuộc sống cân bằng.
Cái chân đầu tiên chính là công việc của chúng ta. Chúng ta xem công việc là một đam mê trong cuộc sống hay đơn giản chỉ là một phương tiện để đạt điều gì đó—làm thế nào bản thân chúng ta có thể đủ sống và giúp đỡ cho những người thân yêu nhất của chúng ta—hiếm khi có sự thiếu hụt. Mối nguy hiểm nghiêm trọng nhất chính là làm việc quá sức. Hãy lấy ví dụ Nhật Bản. Trong những năm gần đây, làm việc quá sức đã trở thành một vấn đề lớn ở đất nước này, mỗi năm, có hàng trăm người tử vong từ nguyên nhân trên và một từ mới được xuất hiện trong tiếng Nhật để diễn tả điều này, karoshi, “tử vong do làm việc quá sức.” Và lẽ dĩ nhiên, có một sự khác biệt quan trọng giữa việc tìm thấy công việc cho cuộc sống và với việc đơn thuần chỉ là một sự phấn đấu không ngừng, như trong trường hợp của Gary Hatter chẳng hạn, người đã được ghi vào Sách Kỷ Lục Thế Giới vì đã làm chuyến hành trình dài nhất trên chiếc máy xén cỏ—260 ngày liên tục qua Mỹ, Canada và Mexico. Cái chân thứ hai chính là cuộc sống riêng tư của chúng ta, mối quan hệ của chúng ta với gia đình, bạn bè thân thiết, cũng như thời gian nghỉ ngơi và giải trí. Chúng ta nhận biết cái chân này cần giúp đỡ khi chúng ta cảm thấy bực bội với mọi người (cáu gắt và thiếu kiên nhẫn). Cái chân thứ ba chính là cuộc sống cộng đồng của chúng ta, mối quan hệ tương tác với thế giới rộng lớn hơn xung quanh chúng ta. Chúa Giê-su đã làm rõ nhiệm vụ của chúng ta trong lĩnh vực này khi Ngài nói rằng yêu thương người thân cận chính là điều quan trọng thứ hai sau điều quan trọng nhất chính là yêu Chúa (Mát-thêu 22:37-39). Cái chân thứ tư chính là cuộc sống tinh thần của chúng ta, thời gian cầu nguyện, và suy ngẫm, thời gian chúng ta nối kết với Đấng Làm Nên chúng ta và quan tâm đến những nhu cầu của tinh thần. Điều này cần thiết cho sức khỏe tinh thần, cũng giống như thức ăn, nước uống, và giấc ngủ cần thiết cho sức khỏe cơ thể. Nhưng thậm chí điều ấy cũng có thể bị quá mức. Lấy ví dụ những người tu khổ hạnh. Có thể chúng ta thán phục sự dâng hiến và tập trung của họ, tuy nhiên, cũng có những tranh cãi rằng một số nhà tu hành đánh mất sự cân bằng, giống như Symeon the Stylite (390-459 SCN), người ở trên đỉnh của một cây cột 18 mét suốt 37 năm không xuống. Để có một ví dụ điển hình về một cuộc sống cân bằng, chúng ta không cần tìm đâu xa, chính là trong sách Phúc Âm, cuộc sống của Thầy. Đức Giê-su có một công việc quan trọng hơn hết thảy ai hết, và Ngài đã cho đi chính Mình không như một ai, nhưng đôi khi Ngài cũng phải lùi xa khỏi công việc. “Sau khi giải tán đám đông, Người [Đức Giê-su] đi riêng lên núi cầu nguyện” (Mát-thêu 14:23). Nếu ngay cả Đức Giê-su cũng cần có thời gian một mình với Cha Ngài, thì chúng ta cũng thế. Làm thế nào chúng ta có thể tìm thấy một cuộc sống cân bằng khi có quá nhiều những đòi hỏi cấp bách trong cuộc sống của chúng ta, và không giống như việc sửa chữa chiếc tủ bị khập khiểng, việc tìm thấy sự cân bằng ấy không phải là một việc đạt được ngay? Nó cần đến sự nổ lực kiên trì và có ý thức. Nhưng chẳng phải đó là điều tốt đẹp của cuộc sống sao? Những thử thách chúng ta đối mặt hằng ngày làm xáo trộn trạng thái cân bằng của chúng ta, nhưng nó cũng là một phần cần thiết cho quá trình phát triển và không ngừng học hỏi của chúng ta, làm chúng ta mạnh mẽ và giúp chúng ta trở nên giống một người mà Thiên Chúa biết chúng ta có thể trở thành hơn. |
As I reflected on this later, it occurred to me that the four legs of my wobbly dresser were like four aspects of a balanced life.
The first leg is our work. Whether we consider our work to be our calling in life or simply a means to an end—how we make a living for ourselves and help provide for those dearest to us—there’s seldom a shortage there. The main danger, rather, is in overdoing. Take Japan, for example. In recent years, overwork has become such a problem there that hundreds of people die from it each year and a new word was added to the Japanese language to describe it, karoshi, “death from overwork.” And of course there is an important distinction between finding our life’s work and merely striving for immortality, as in the case of Gary Hatter, who is enshrined in the Guinness Book of World Records for having made the longest trip ever on a power lawnmower—260 consecutive days across the U.S., Canada, and Mexico. The second leg is our personal life, our relationships with family and close friends, as well as our personal times of rest and recreation. We know this leg needs help when we find ourselves getting short (rude or impatient) with people. The third leg is our community life, our interaction with the broader world around us. Jesus made our responsibility in this area clear when He said that loving our neighbor was second in importance only to loving God (Matthew 22:37-39). The fourth leg is our spiritual life, our times of prayer and meditation when we connect with our Maker and attend to the needs of our spirit. That is as essential to our spiritual health as food, water, exercise, and sleep are to our physical health. But even that can be overdone. Take ascetics, for example. While we may admire them for their dedication and focus, it might be argued that some ascetics are unbalanced, like Symeon the Stylite (c. 390– 459 ad) who lived atop an 18-meter column without coming down for 37 years. For a good example of a balanced life, we need look no further than the Gospels and the life of the Master. Jesus had the most important job anyone has ever had, and He gave of Himself like no one else, but He also had to step back from His work sometimes. “When [Jesus] had sent the multitudes away, He went up on the mountain by Himself to pray” (Matthew 14:23). If even Jesus needed that time alone with His Father, so do we. How can we find a balanced life when so many urgent demands fill our days and, unlike fixing a wobbly dresser, finding that balance isn’t a one-time thing? It takes consistent, conscious effort. But isn’t that the beauty of life? The daily challenges we face disturb our equilibrium, but they are also a necessary part of the continual learning and growing process that strengthens us and brings us closer to being the people God knows we are capable of becoming. R 419 |