CHIẾC BÌNH BỊ RẠN NỨT – The Cracked Pot
Một người Ấn Độ gánh nước thuê có hai chiếc bình, mỗi chiếc được treo vào một đầu đòn gánh và anh ta gánh ngang vai. Một trong hai chiếc bình đã bị nứt, chiếc còn lại rất hoàn hảo và luôn chứa đầy nước trên suốt đoạn đường dài từ suối đến nhà chủ, trong khi đó chiếc bình bị nứt kia khi đến nơi chỉ còn lại phân nửa.
Trong suốt thời gian 2 năm, mỗi ngày, người gánh thuê chỉ mang đến nhà chủ một bình rưỡi nước. Lẽ dĩ nhiên chiếc bình hoàn hảo kia rất tự hào về thành quả của mình, nó làm tốt mọi việc từ đầu đến cuối. Trái lại, chiếc bình nứt đáng thương kia lại cảm thấy xấu hổ về khuyết điểm của mình và vô cùng buồn rầu vì nó chỉ hoàn thành một nửa công việc phải làm. Sau nhiều năm nhận thấy rõ sự thiếu năng lực của mình, một ngày nọ, bên bờ suối, nó nói với người gánh thuê: |
A water bearer in India had two large pots. Each hung on one end of a pole, which he carried across his shoulders. One of the pots had a crack in it, and while the other pot was perfect and always delivered a full portion of water at the end of the long walk from the stream to the master’s house, the cracked pot arrived only half full.
For a full two years this went on daily, with the bearer delivering only one and a half pots full of water to his master’s house. Of course, the perfect pot was proud of its accomplishment, being perfect to the end for which it was made. But the poor cracked pot was ashamed of its own imperfection, and miserable that it was able to accomplish only half of what it had been made to do. After years of what it perceived to be a bitter failure, it spoke to the water bearer one day by the stream. |
“Tôi xấu hổ với chính bản thân mình và tôi xin lỗi ông.”
“Tại sao?” người gánh thuê hỏi, “Ngươi xấu hổ về điều gì?” Chiếc bình nói: “Trong suốt hai năm qua, tôi chỉ có thể mang một nửa bình bởi vì vết nứt trên thân tôi làm cho nước chảy ra ngoài trên suốt đoạn đường đến nhà chủ của ông. Chỉ vì vết nứt của tôi, ông đã phải cố gắng làm tất cả những việc này nhưng không nhận lại được xứng đáng với công sức bỏ ra.” Người gánh nước thuê cảm thấy tội nghiệp chiếc bình và với lòng thương xót của mình, ông nói: “Khi chúng ta quay lại nhà chủ, ngươi hãy chú ý những bông hoa xinh đẹp dọc đường.” Thế là khi lên đồi, chiếc bình củ bị nứt ấy chú ý đến tia nắng mặt trời sưởi ấm những bông hoa xinh đẹp ven đường và điều này làm nó cảm thấy vui hơn. Nhưng đến cuối đoạn đường, nó lại cảm thấy buồn rầu bởi vì nó đã làm đổ ra ngoài phân nửa bình và nó lại xin lỗi người gánh thuê. Người gánh thuê nói với chiếc bình: “Ngươi có nhận thấy rằng chỉ có những bông hoa phía bên con đường của ngươi còn bên phía con đường của chiếc bình kia lại không có? Bởi vì ta biết khuyết điểm của ngươi và ta đã lợi dụng nó. Ta đã gieo những hạt giống trên đường bên phía của ngươi và mỗi ngày khi chúng ta trên đường từ suối trở về, ngươi đã tưới nước cho chúng.” Trong suốt hai năm qua, ta đã hái những bông hoa xinh đẹp này để trang trí trên bàn ăn của chủ ta. Nếu không có vết nứt trên thân ngươi, ông ấy sẽ không có những bông hoa xinh đẹp tô điểm thêm cho căn nhà của mình.” Mỗi chúng ta đều có những khuyết điểm riêng. Tất cả chúng ta đều là những chiếc bình rạn nứt, nhưng nếu chúng ta sẵn lòng để cho Chúa Giê-su sử dụng, Ngài sẽ dùng những khuyết điểm của chúng ta để tô điểm cho chiếc bàn của Cha Ngài. Đừng lo ngại về khuyết điểm của bạn vì Chúa Giê-su kêu gọi bạn thực hiện những phần việc mà Ngài đã chỉ định cho bạn. Hãy nhận ra những khuyết điểm của mình và để Ngài tận dụng chúng, bạn sẽ có thể mang đến điều xinh đẹp cho con đường của Ngài. —Không rõ tác giả Những khuyết điểm của bản thân có thể là những người bạn vì chúng giúp chúng ta tìm kiếm Đấng cao cả hơn chúng ta, Đấng có quyền năng tuyệt đối không giống như bản thân chúng ta. —Nana Williams Một người nói về bí mật đã học được: “Tôi đến bên Chúa Giê-su và đã uống Lời Ngài, tôi nghĩ mình sẽ không phải bao giờ khát nữa. Phương châm của tôi chính là: ‘Không dựa vào sức mình nhưng để sức mạnh của Chúa tuôn đổ nơi tôi’, và điều đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi.” —Charles Cowman |
“I am ashamed of myself, and I want to apologize to you.”
“Why?” asked the bearer. “What are you ashamed of?” “I have been able, for these past two years, to deliver only half my load because this crack in my side causes water to leak out all the way back to your master’s house. Because of my flaws, you have to do all of this work, and you don’t get full value from your efforts,” the pot said. The water bearer felt sorry for the old cracked pot, and in his compassion he said, “As we return to the master’s house, I want you to notice the beautiful flowers along the path.” Indeed, as they went up the hill, the old cracked pot took notice of the sun warming the beautiful wildflowers on the side of the path, and this cheered it some. But at the end of the trail, it still felt bad because it had leaked out half its load, and so again it apologized to the bearer for its failure. The bearer said to the pot, “Did you notice that there were flowers only on your side of your path, but not on the other pot’s side? That’s because I have always known about your flaw, and I took advantage of it. I planted flower seeds on your side of the path, and every day while we walk back from the stream, you’ve watered them. “For two years I have been able to pick these beautiful flowers to decorate my master’s table. Without you being just the way you are, he would not have this beauty to grace his house.” Each of us has our own unique “flaws.” We’re all cracked pots. But if we will let Him, Jesus will use our flaws to grace His Father’s table. As Jesus calls you to the tasks He has appointed for you, don’t be afraid of your flaws. Acknowledge them, and allow Him to take advantage of them, and you, too, can bring beauty to His pathway. —Author unknown Our flaws can be our friends, as they cause us to seek One who is greater than we are, and who, unlike ourselves, is omnipotent.—Nana Williams A man who had learned this secret once said: “I came to Jesus and I drank, and I do not think that I shall ever be thirsty again. I have taken for my motto, ‘Not overwork, but overflow’; and already it has made all the difference in my life.”—Mrs. Charles Cowman (Streams in the Desert) R 265 |