“XIN LỖI” – “SORRY-NESS”
GIÁO DỤC CON CÁI BẰNG TRÁI TIMTác giả Josie Clark Tôi nghĩ mình tội lỗi khi phải nói “Tôi xin lỗi” quá nhiều lần, và dường như điều này khiến con cái của tôi hiểu lầm. Ví dụ như, cách đây nhiều năm, khi đứa con trai năm tuổi của tôi bị té xe đạp, tôi đã nói xin lỗi. Tôi đã dặn dò kỹ thằng bé không được chạy xe lên đồi bằng chiếc xe đạp cũ mà thằng bé mới có được, cho đến khi bố kiểm tra thắng xe và dạy cho thằng bé cách sử dụng nó, nhưng nó đã vẫn chạy lên đồi. Thắng xe hoạt động tốt, nhưng thằng bé lại không biết phải làm gì và hoãng sợ. Thằng bé thả đèo, quẹo cua lại cánh đồng bắp và ngã xuống đường. Thằng bé không nhớ bất cứ điều gì xảy ra sau đó, nhưng cằm của bé bị cà dưới mặt đường nhựa và cần phải khâu lại. Khi đến hiện trường tai nạn, tôi đã nói xin lỗi. |
PARENTING FROM THE HEARTBy Josie Clark I think I have been guilty of saying “I’m sorry” too much, and that seems to have given my children the wrong idea. Years ago, for example, when my five-year-old fell off his bike, I said I was sorry. I had specifically told him to not ride up the hill on his newly acquired used bike until his dad had checked the brakes and taught him to use them, but he went up the hill anyway. The brakes worked fine, as it turned out, but he didn’t know what to do and panicked. He sailed down the hill, veered into a cornfield, and caromed back onto the road, where he crashed. He doesn’t remember anything after that, but he was found chin down on the asphalt and needed some stitches. When I arrived at the scene of the accident, I said I was sorry. |
Lẽ dĩ nhiên tôi cảm thấy có lỗi. Tôi cảm thấy rất tệ hại vì đã không trông chừng con cẩn thận hơn. Tôi cảm nhận được sự đau đớn của thằng bé khi hối hả mang bé vào bệnh viện. Tôi vẫn cảm thấy có lỗi mỗi khi nhìn thấy vết sẹo. Nhưng “sự xin lỗi” của tôi gây nên sự hiểu lầm.
Cách đây vài tuần, chúng tôi nói về sự việc đã xảy ra cách đây nhiều năm này, và thằng bé vẫn nghĩ rằng tai nạn ấy là lỗi của tôi. Nó không nhớ lời căn dặn rõ ràng của tôi. Nó đã không nhớ đến sự không vâng lời. Thằng bé chỉ nhớ tôi đã nói xin lỗi, lúc ấy, nó nghĩ tôi là người đáng trách chứ không phải là nó. Xin lỗi là một thói quen rất dễ gặp, và nó có thể phát triển thành việc những đứa trẻ tuổi thiếu niên đổ lỗi cho cha mẹ về những hậu quả do những quyết định sai lầm của chúng. Trong thực tế, nếu ba mẹ thực hiện tốt công việc dạy con cái biết đưa ra những quyết định khôn ngoan và có trách nhiệm, một khi có tai nạn xảy ra hoặc sự việc không trôi chảy, thường là do lỗi của con cái do đã không vâng theo lời ba mẹ. Tôi xin lỗi khi con trai không vâng lời. Tôi xin lỗi khi con trai bị thương. Và tôi xin lỗi vì đã để cho sự hiểu lầm này xảy ra. Tôi xin lỗi vì đã xin lỗi. Lẽ ra tôi nên nói: “Mẹ tiếc vì con đã không vâng lời. Mẹ tiếc vì con đã không nghe theo. Mẹ tiếc vì sự việc xảy ra, nhưng mẹ chắc con đã học được bài học và sẽ không phạm lỗi nữa.” Kết cuộc vui vẻ của câu chuyện này chính là tôi đã có thể xóa bỏ sự hiểu lầm với con trai của mình, giờ đây là một thanh niên đang phải đối mặt với những quyết định to lớn hơn so với khi chạy xe đạp. Nó biết nó luôn có được sự giúp đỡ, tình yêu, sự cảm thông của tôi, nhưng nó cũng hiểu rằng suy cho cùng, nó luôn là người phải chịu trách nhiệm cho những quyết định của nó. |
Of course, I was sorry. I felt terrible for not having watched him more closely. I felt his pain as we rushed him to the hospital. I still feel sorry every time I notice the scar it left. But somehow, my “sorry-ness” caused a misunderstanding.
A few weeks ago we talked about this event that took place years ago, and he still thought that accident was somehow my fault. He didn’t remember the clear warning. He didn’t remember disobeying. He only remembers me saying I was sorry, which he took at the time to mean that I had been to blame, not him. Sorry-ness is an easy habit to fall into, and it can develop into a pattern where teens blame their parents for the consequences of their own bad decisions. In reality, if the parents have been doing their job of teaching their children to make smart, responsible decisions, when accidents happen or things go wrong, it is usually the children’s fault for not listening to their parents. I’m sorry my son disobeyed. I’m sorry he got hurt. And I’m sorry I allowed that misunderstanding to happen. I’m sorry for my sorry-ness. I should have said, “I’m so sorry you disobeyed. I’m sorry you didn’t listen. I’m sorry this happened, but I’m sure you learned a good lesson and won’t make this same mistake again.” The happy ending to this story is that I was able to clear up this misunderstanding with my son, who is now a teenager facing much bigger decisions than where to ride his bike. He knows he will always have my help, love, and sympathy, but he also understands that ultimately he bears the responsibility for his decisions. |